Tin Tức Du Lịch

Cúng Táo Quân - tục lễ cổ truyền của người Việt.

24/09/2019 Bởi:Admin
Cúng Táo Quân - tục lễ cổ truyền của người Việt.

   Lễ cúng tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời là một phong tục lâu đời được truyền lại cho đến ngày nay, và lễ cũng ông Công ông Táo là một lễ cúng rất quan trọng đối với người dân nước ta, lễ cúng được diễn ra trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp âm lịch, hoặc có thể cúng vào tối hôm ngày 22 tháng Chạp. Cúng Ông Táo còn gọi là Táo Quân hay Thổ Công là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ. Không những ông là vị thần định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ mà còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà. Cúng ông Táo thường diễn ra vào ngày 23 tháng chạp. 

  Mâm cỗ cúng ông Táo cũng rất quen thuộc với con gà, xôi, bánh chưng, giò lụa, một đĩa xào thập cẩm, một bát canh mọc. Nhưng điều quan trọng trên ban thờ phải có một bộ vàng mã gồm: Mũ ông công ba cỗ hay ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Để Táo quân có phương tiện về trời, miền Bắc còn cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước với ngụ ý “cá hóa long” nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sau đó sẽ được “phóng sinh” (thả ra ao, hồ hay sông). Tại miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Ở miền Nam thì người ta chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.

  Riêng đối với gia đình có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ.

Viết bình luận
VN EN